Espresso xuất hiện ở Ý vào những năm 1930, đây là loại cà phê làm nên tên tuổi của cà phê Ý. Vậy bạn đã biết rõ về thức uống đặc biệt này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách pha chế của Espresso nhé.

Cà phê Espresso là gì?

Espresso cafe

Espresso bắt nguồn từ tiếng Ý “espressivo” – từ diễn tả một thức ăn uống được pha chế theo cách đặc biệt. Espresso đúng ra là tên của một phương pháp pha chế cà phê, chứ không phải là tên riêng của một loại cà phê nào.

Cà phê Espresso là cà phê được pha bằng máy, sử dụng nước nóng nén bởi áp suất cao qua lớp bột cà phê được xay mịn. Nước dùng để pha chế cà phê Espresso là nước tinh khiết, còn cà phê dùng để pha chế theo phương pháp này cũng phải là cà phê rang mộc, không tẩm ướp bất kỳ tạp chất nào. Đây là đặc tính của máy pha cà phê Espresso – máy không thể hoạt động nếu sử dụng nước không tinh khiết hay cà phê đã qua tẩm ướp.

Xem thêm: Tất tần tật về Espresso

Thành phần của một ly Espresso là gì?

Có hai lớp cơ bản là : lớp crema và lớp liquid.

Lớp crema cấu tạo từ bọt CO2 được bao quanh bởi nước và dầu. Crema cũng bao gồm cafe và các loại dầu nhũ hoá được tìm thấy trong hạt cafe. Lớp này có thể rất đắng và có một cuộc tranh luận sôi nổi rằng có nên khuấy đều trước khi uống để trộn lẫn các lớp với nhau hay không.

Thành phần chính của tách espresso là lớp liquid tạo thành bởi các chất hoà tan, chất khí, và các chất không hoà tan. Đây là phần tạo nên hương vị của tách espresso chúng ta yêu thích.

Đừng nghĩ rằng lớp crema này sẽ mềm mịn như kem hay như bơ đậu phộng. Nó là một phần xinh đẹp của shot espresso nhưng nó không thực sự “ngon” như bạn nghĩ.

Cách pha chế Espresso

Cà phê Espresso nguyên chất

Để pha được một ly Espresso chuẩn vị cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Trộn Espresso: Mục đích của trộn là để tạo ra mùi vị café đặc trưng. Những loại café thường dùng để trộn là cafe từ Brazil, Mexico, Panama và Peru.

Rang Espresso: Espresso ngon phải có hương thơm và vị ngọt. Rang café Espresso phải giữ lại hương thơm và vị ngọt đặc trưng của hạt cafe, giảm vị chua và vị đắng. Thông thường, người ta chỉ rang café đến khi nghe tiếng nổ hạt lần thứ nhất là được.

Xay Espresso: Người ta thường dùng máy xay kiểu Burr để xay café Espresso. Quá trình xay phải diễn ra càng nhanh càng tốt, hạn chế làm giảm hương vị của café khi tiếp xúc với không khí. Thời gian xay hợp lý là từ 23 – 28 giây.

Pha Espresso: Sau khi rang, trộn, xay, đo lượng cần thiết và nén, những người ở vị trí Barista tiến hành pha café. Trước khi đặt bộ lọc porta lên đầu máy, hãy cho chừng 2 ounce nước qua phần đầu trước. Quá trình này được gọi là ổn định nhiệt độ. Đặt bộ lọc vào đúng chỗ, sau đó đặt một cốc thủy tinh vào dưới phần vòi của bộ lọc. Nhấn nút để bắt đầu quá trình pha đầu tiên. Quá trình này cho phép nước thấm qua đều khắp các miếng cà phê trước khi sử dụng nước nóng với áp suất cao.

Cafe sẽ bắt đầu chảy ra tại miệng vòi, bạn để cafe chảy cho đến khi Espresso chuyển dần sang màu nhạt. Pha cafe Espresso được ví như một kiểu nghệ thuật và người Barista sẽ qua đó thể hiện trình độ, tài nghệ của mình. Không chỉ để thưởng thức riêng biệt, Espresso còn là “nền tảng” để tạo nên nhiều loại cafe hấp dẫn khác như Latte, Cappuccino, Machiato, Americano…

Phân biệt Espresso với Americano

cà phê Espresso

Espresso là dạng cafe đậm đặc. Để có được một tách Espresso “chính hiệu” thì người ta phải rang những hạt cafe sẫm màu rồi xay rất nhuyễn, sau đó được pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao. Thường pha 1 shot gồm 9-10gram bột café. Nén chảy dưới áp suất của máy café, cho khoảng 30ml là đủ độ đậm. Nếu nhiều hơn café sẽ bị loãng, mất chất riêng của loại Espresso, nhờ vậy một tách Espresso sẽ có vị rất đậm và trên mặt có một lớp bọt màu nâu còn gọi là Crema rất thơm mà không đắng ngắt. Đặc biệt, Espresso chỉ có uống nóng mới ngon, nếu uống đá thì không khác gì một ly café đen đá không đường của Việt Nam rồi.

Có nhiều “tranh cãi” về phương thức làm ra một tách Espresso “tuyệt hảo” nhất, người thì nói rằng nguyên liệu cần phải có sự pha chế Arabica và Robusta theo tỉ lệ 6:4, người thì lại “cương quyết” cho rằng chỉ có một tách Espresso với 100% là hạt café Arabica mới là “số dzách” cơ đấy. Cách trộn café Arabica và Robusta theo tỉ lệ 6:4 sẽ phù hợp vì ta vừa có thể nhấm nháp vị chua của Arabica và dần bị thấm bởi vị đắng của Robusta. Vị dịu nhẹ và chua của Arabica có thể hạn chế được cái đắng của Robusta. Cũng tùy theo quán mà họ chọn café thế nào nữa nhé.

Americano thực chất là espresso nhưng được pha loãng hơn. Chuyện kể rằng, trong thời kỳ chiến tranh, khi đóng quân tại Ý, lính Mỹ cảm thấy espresso quá đậm nên họ đã thêm nước vào thức uống này. Ai ngờ rằng, sau đó thức uống này được yêu thích và dần trở nên phổ biến với cái tên americano.

Xem thêm: Cách pha chế Americano chuẩn vị

Như đã đề cập ở trên, espresso có mùi vị rất đậm đà và có thể quá nặng đối với văn hóa cà phê của nhiều nước khác. Đó chính là lý do americano ra đời: là espresso nhưng nhẹ nhàng và ít caffein hơn.

Lời kết

Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây đã giúp cho bạn hình dung rõ hơn về Espresso- thức uống đặc trưng của nước Ý. Hãy truy cập vào trang web của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về F&B nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
Loading...