Nhà phố thương mại – hay còn được biết đến nhiều hơn với cái tên Shophouse – hiện đang là một trong những xu hướng đầu tư cực kỳ hot trong thị trường bất động sản tại Việt Nam. Là một mô hình của hàng kinh doanh ở tầng trệt và nhà ở tại những tầng trên, shophouse có một diện tích lớn, có một lợi thế cạnh tranh tiềm năng. Tuy nhiên để với một nhà hàng shophouse lại có những nguyên tắc nghiêm ngặt khi thiết kế, thi công so với các vị trí khác. Cùng KenDesign tìm hiểu trong bài viết này những nguyên tắc đó là gì nhé!

Vài nét về nhà hàng shophouse

Shophouse là một mô hình nhà hoàn toàn độc đáo và khác biệt – mô hình nhà ở kết hợp cửa hàng kinh doanh. Dạng shophouse phổ biến là những dãy nhà vưới kiến trúc giống như nhau, thường có từ 2 tầng trở lên, với tầng 1 (đôi khi có thêm tầng 2) để chủ nhà kinh doanh hay cho thuê mặt bằng kinh doanh, tầng trên sẽ được sử dụng để sinh hoạt gia đình. Với vị trí lợi thế tại các khu đông dân cư, những dự án nhà ở quy hoạch, việc mở cửa hàng kinh doanh tại shophouse là vô cùng tiềm năng với các nhà đầu tư.

 

Tuy nhiên, vì cách thiết kế đặc biệt của shophouse mà nó có những nguyên tắc xây dựng cần nhà kinh doanh tuân thủ nghiêm ngặt. Tại Việt Nam có nhiều dự án bất động sản shophouse của các ông lớn, nổi tiếng như VinGroup, SunGroup, Himlamland,… tùy vào mỗi chủ dự án sẽ có những nguyên tắc cho công việc thiết kế cũng như thi công khác nhau. Và dưới đây, KenDesign sẽ tổng hợp những nguyên tắc chung mà hầu như bất kỳ nhà hàng shophouse nào cũng cần chú ý.

Các nguyên tắc thiết kế và thi công nhà hàng shophouse

Không điều chỉnh kiến trúc, màu sơn mặt ngoài của shophouse

Hầu hết đối với shophouse, chủ dự án bất động sản sẽ cho xây thành những dãy nhà liền kề với cấu trúc mặt ngoài giống như nhau. Vì thế việc cải tổ, sơn sửa hay xây lại một mặt ngoài cửa hàng hoàn toàn mới là điều không thể xảy ra với những căn shophouse. Mặt ngoài những căn này luôn phải giữ theo kiến trúc vốn có mà chủ đầu tư dự án cho xây dựng, thi công. Tuy nhiên, thay vì lựa chọn việc cải tạo cứng, chủ nhà hàng có thể cân nhắc những cách cải tạo mềm như giàn cây,… để tăng vẻ thẩm mỹ cho căn nhà. Chính vì thế, nếu bạn đang muốn kinh doanh một cửa hàng shophouse, hãy cân nhắc và lựa chọn một phong cách phù hợp với vẻ ngoài của căn hộ, còn nếu không hãy để dành cho khu vực nội thất những phong cách và điểm nhấn thiết kế độc đáo nhất.

Các thiết bị phụ trợ bên ngoài cần đặt đúng vị trí quy hoạch

Để đảm bảo hình thức chung cho cả dãy căn hộ shophouse liền kề, khí thiết kế và thi công, các thiết bị phụ trợ cho nhà hàng như đèn chiếu, vòi nước,… đều cần đặt ở đúng vị trí mà ban quản lý đưa ra. Điều này phần nào giúp thống nhất được vẻ mỹ quan bên ngoài căn shophouse.

Đảm bảo an toàn kết cấu sử dụng và không làm ảnh hưởng mặt ngoài shophouse khi xây sửa nội thất

Khi xây sửa, thay đổi nội thất cho nhà hàng shophouse sẽ không có quá nhiều quy tắc như thi công mặt ngoài căn nhà. Tuy nhiên vẫn cần chú ý đến kết cấu kiến trúc cũng như đảm bảo sự an toàn cần thiết cho người sử dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng bên trong căn shophouse cũng không được làm ảnh hưởng đến mặt ngoài của căn nhà.

Tuân thủ các vị trí để biển hiệu, quảng cáo, cục nóng điều hòa

Đối với mỗi dự án shophouse đều sẽ có một kiến trúc khác nhau, tuy nhiên để đảm bảo về mặt mỹ quan cũng như công năng của căn shophouse, những vị trí của biển hiệu, biển quảng cáo hay cục nóng điều hòa cần phải tuân theo những nguyên tắc của toàn bộ tòa nhà.

Mỗi dự án nhà cửa đều sẽ có những quy định khác nhau về cách đặt biển hiệu, hầu hết biển hiệu sẽ tuân theo hướng dẫn của ban quản lý tòa nhà với cách thiết kế sao cho phù hợp về độ dài, rộng… Ví dụ một dự án tòa nhà shophouse với thiết kế có mái kính, biển hiệu khi thiết kế nhà hàng theo bên quản lý dãy nhà sẽ không được nhô ra ngoài khỏi mái kính, hay không được vượt quá mặt tiền,… Biển quảng cáo của nhà hàng cũng cần được  sắp xếp theo Ban quản lý, tránh tình trạng lấn chiếm khu vực công cộng hay sang khu vực căn shophouse khác. Cục nóng điều hòa cũng cần để ở vị trí bên tòa nhà quy định, đảm bảo mỹ quan cũng như công năng cho căn shophouse.

Không làm tum thang bộ lên mái hay thang máy có buồng thang nhô lên trên mái

Các căn shophouse thường được thi công theo một kiến trúc tương tự nhau vì thế mái của các căn sẽ giống nhau và dễ dàng qua lại. Việc xây thang lên mái nhà sẽ dẫn đến việc nhiều bên có thể tự đi qua lại gây nguy hiểm cho an ninh của dãy shophouse. Chính vì thế khi xây nhà hàng, không được làm tum thang bộ lên mái hay tháng máy có buồng lên trên mái, mà chỉ được làm và sử dụng tầng áp mái.

Trên đây là 5 nguyên tắc phổ biến mà các nhà đầu tư cần chú ý khi thiết kế một nhà hàng shophouse. Để kinh doanh nhà hàng shophouse chắc chắn sẽ vô cùng hứa hẹn cho các nhà đầu tư, tuy nhiên sẽ có những điểm khác biệt so với những mặt bằng bình thường trong việc thiết kế cũng như thi công. Chính vì thế, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với KenDesign theo hotline 0987413998  để nhận được sự hỗ trợ kỹ càng nhất. Chúng tôi tin rằng với hơn 10 năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nhà hàng quán café của KenDesign sẽ giúp bạn có được những thành quả ưng ý nhất.

Xem thêm về thông tin và các dự án của KenDesign tại đây.

Xem thêm: Lạc trôi vào không gian độc đáo của thiết kế nhà hàng lẩu chay

 Ưu điểm và hạn chế khi mở nhà hàng shophouse

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
Loading...