Để thiết kế quán ăn healthy không hề dễ dàng bởi nó có những điểm khác biệt so với những quán ăn thông thường. Với mô hình này những quán ăn cần tập trung vào những khách hàng đặc thù, chính vì thế nó cũng có những tiêu chuẩn thiết kế riêng. Vậy trong bài viết này hãy cùng KenDesign tìm hiểu những bước để thiết kế một quán ăn healthy nhé!

Xác định rõ mô hình kinh doanh cho quán

Công đoạn đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quán ăn đó chính là xác định mô hình kinh doanh của quán. Điều này liên quan đến số vốn ban đầu chủ đầu tư cũng như lựa chọn mặt bằng cho quán sau này. Đối với  một quán ăn healthy có khá nhiều mô hình để lựa chọn như quán fastfood healthy, quán salad, sandwich healthy,… Để tìm hiểu kỹ hơn về các mô hình quán ăn healthy, các nhà đầu tư có thể tham khảo tại đây.

Ngoài ra nhà đầu tư cũng cần xác định mô hình kinh doanh của quán là bán tại chỗ hay mang về. Nếu quán tập trung chủ yếu vào kinh doanh online sẽ không cần một mặt bằng quá rộng hay vị trí quá đắt tiền. Tuy nhiên nếu quán lưạ chọn hình thức kinh doanh ăn tại chỗ thì một vị trí rộng và đông người qua lại sẽ là điều vô cùng cần thiết.

Lựa chọn mặt bằng, vị trí thiết kế quán ăn healthy

Lựa chọn vị trí là một trong những điều vô cùng quan trọng khi bắt tay vào thiết kế bất kỳ nhà hàng, quán ăn nào. Đối với một quán ăn healthy, vì đây là một mô hình món ăn đặc thù nên sẽ có những đối tượng khách hàng nhất định. Bên cạnh đó đây cũng là một phân khúc đồ ăn có giá thành đắt hơn thông thường nên thường tập trung với những đối tượng khách hàng có đời sống cao. Những vị trí phù hợp nên là những mặt bằng đông người qua lại, gần những khu có mật độ cư dân đông như chân đế chung cư, các căn shophouse, các con phố lớn… Ngoài ra các vị trí gần các khu văn phòng, phòng gym,… sẽ là những vị trí phù hợp cho quán ăn healthy. Bởi đồ ăn healthy thường hướng tới những người có thu nhập hay những người có chế độ ăn và tập thể dục là chủ yếu.

Lựa chọn phong cách thiết kế quán ăn healthy

Đối với những quán ăn healthy có những tiêu chuẩn trong thiết kế cũng như lựa chọn phong cách nhất định. Với những món ăn tốt cho sức khỏe như đồ ăn healthy, quán cần đem lại một không gian xanh, thoáng đãng và đem lại cho khách hàng một cảm giác dễ chịu, thoải mái. Không nên lựa chọn những phong cách quà cầu kỳ, rườm rà sẽ không phù hợp với món ăn. Những lối thiết kế dành cho quán ăn healthy thường là phong cách đơn giản mà trẻ trung, năng động, hay phong cách tươi mát, xanh đúng chất “eat clean”.

Xem thêm: Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh quán ăn healthy

Thiết kế ngoại thất quán ăn healthy

Với một quán ăn healthy, một ngoại thất bắt mắt là điều vô cùng cần thiết để khách hàng có thể nhận diện và tạo ra một dấu ấn riêng cho quán ăn của bạn. Giống như nhà hàng ăn nhanh fastfood với gam màu đỏ đặc trưng khiến thực khách có thể dễ dàng nhận ra trên các con phố, thì những quán ăn healthy lại thường chọn gam màu xanh lá tươi mới và đem lại một cảm giác vô cùng fresh. Màu xanh lá cũng là gam màu tượng trưng cho các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và thể hiện một lối sống lành mạnh. Chính vì thế ngoại thất quán ăn healthy nên lựa chọn gam màu này để làm quán nổi bật hơn giữa đường phố. Ngoài ra những gam màu nổi bật, đem lại cảm giác tươi mới như vàng, cam,… cũng là những gam màu phù hợp để thiết kế cho ngoại thất quán ăn healthy.

Với không gian của quán ăn healthy sẽ không quá to và rộng như những nhà hàng, chính ví thế việc thiết kế một không gian thoáng đãng, không quá bí sẽ là một lựa chọn hợp lí. Nên lựa chọn những tấm kính lớn với mặt tiền của quán để từ nbên ngoài có thể nhìn vào, cũng như từ bên trong sẽ không tạo cảm giác quá ngột ngạt. Đây cũng là một cách để làm cho không gian trong quán có cảm giác rộng hơn bình thường.

Thiết kế nội thất quán ăn healthy

Vì là quán ăn nên nội thất không cần quá nhiều chi tiết cầu kỳ như nhà hàng. Với những món ăn cần đặt chất lượng cũng như vệ sinh lên hàng đầu như quán ăn healthy, một căn bếp thoáng đãng, sạch sẽ được thiết kế khoa học sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Quán cũng nên sử dụng những tủ kính trưng bày nguyên liệu, thức ăn để khách hàng có thể yên tâm hơn về chất lượng món ăn cũng như tạo nên điểm nổi bật cho không gian nội thất.

Khu vực ngồi của khách hàng nên được thiết kế đơn giản, theo phong cách trẻ trung năng động, tạo một nguồn năng lượng tươi mới cho không gian quán. Chất liệu như gỗ hay sắt với kiểu dáng đơn giản, tiện lợi khi di chuyển sẽ là một sự lựa chọn phù hợp cho hệ thống bàn ghế. Ngoài ra quán có thể sử dụng những chi tiết décor theo lối trẻ trung như tranh ảnh, hình vẽ tường,… hay với những chi tiết gần gũi với thiên nhiên như cây cảnh, dây leo trang trí tường,…

Trên đây là những chia sẻ của KenDesign với bạn đọc về những bước để thiết kế một quán ăn healthy. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về quá trình trên, hãy liên hệ với KenDesign – đơn vị thiết kế thi công nhà hàng, quán café tại Việt Nam – qua hotline để nhận được sự tư vẫn kỹ càng nhất.

Tham khảo thêm những thiết kế của KenDesign tại đây.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
Loading...