Trần nhựa giả gỗ đang dần thay thế cho những loại trần truyền thống bởi những ưu việt mà nó mang lại. Tính thẩm mỹ cao, bền bì, an toàn với môi trường là những ưu điểm lớn nhất giúp thu hút khách hàng của loại trần này. Trong bài viết này, Kendesign sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trần nhựa giả gỗ và cách thi công chúng như thế nào nhé.
Trần nhựa giả gỗ là gì?
Trần nhựa giả gỗ là vật liệu được tạo thành từ bột gỗ và nhựa tổng hợp cùng các chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ. Thông thường, loại trần này sẽcó bề mặt được trạm khắc bằng các họa tiết vân gỗ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Hầu hết các tấm trần nhựa giả gỗ đều sử dụng vật liệu là nhựa PVC. Loại nhựa này có khả năng chống va đập rất tốt. Hơn nữa, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nó đặc biệt không bị cong, vênh hoặc mối mọt.
Cấu tạo của tấm trần nhựa giả gỗ.
Về cơ bản, trần nhựa giả gỗ có thể chia làm 4 lớp:
+ Lớp PVC nền: nằm phía dưới cùng của sản phẩm với nhiệm vụ chính là nâng đỡ và bảo vệ các lớp còn lại.
+ Lớp PVC nguyên chất: được làm từ nhựa nguyên chất 100%. Đây chính là lớp chính và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong toàn bộ tấm trần nhựa giả gỗ và giúp tấm trần nhựa phát huy nhưng ưu điểm nổi bật.
+ Lớp film màu: các họa tiết vân gỗ được tạo thành từ bước này. Sử dụng công nghệ in càng cao thì hình ảnh vân gỗ càng sắc nét và đẹp mắt. Lớp này sẽ tạo tính phẩm mỹ cao cho tấm trần nhựa giả gỗ bởi các đường vân gỗ được in giống với gỗ thật gần như 100%.
+ Lớp bảo vệ bề mặt: lớp phủ bảo vệ này có tác dụng bảo vệ tấm trần nhựa bởi : nước, ẩm mốc, vi khuẩn, mối mọt, và thậm chí cả tia UV
Tại sao trần nhựa giả gỗ lại đươc sử dụng phổ biến?
Tại Việt Nam, gỗ và các sản phẩm từ gỗ là những vật liệu cao cấp và luôn sự lựa chọn hàng đầu trong ngành thiết kế và trang trí nội thất. Gỗ mang đến vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và đầy quấn hút. Tuy nhiện, hạn chế lớn nhất của gỗ là giá thành đắt và rất dễ bị mối mọt, cong vênh khi gặp điều kiện thời tiết xấu.
Trần nhựa giả gỗ ra đời để khắc phục những nhược điểm kể trên. Nhựa giả gỗ mô phỏng hình dáng gần như hoàn hảo của gỗ nhưng lại mang trong mình tính chất của nhựa, khá phù hợp trong việc ốp trần. Nhựa giả gỗ không những giải quyết được vấn đề chi phí phải chăng mà còn cực kỳ bền và không bị các yếu tố thời tiết tác động.
Những ưu điểm vượt trội của trần nhựa giả gỗ
Giá trị thẩm mỹ cao, nâng tầm không gian của bạn
Với công nghệ in hiện đại ngày nay, bề mặt vân gỗ được in giống với gỗ thật gần như 100%. Mắt thường rất khó có thể phân phân biệt được liệu đây là gỗ thật hay gỗ được làm giả. Mẫu mã của tấm trần cũng rất phong phú và đa dạng, được thiết kế sạng trọng, đẹp mắt để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe về thẩm mỹ của khách hàng. Với thiết kế thông minh và mẫu mã hiện đại, tấm trần giả gỗ chắc chắn sẽ nâng tầm không gian cho ngôi nhà, hàng quán của bạn.
Không thấm nước, chống ẩm. chống mốc tuyệt đối
Người dùng không cần lo ngại khi sử dụng các tầm trần nhựa gỗ, bởi vì bản chất của của những tấm trần này là được cấu tạo từ nhựa PVC. Do đó, chất lượng sản phẩm luôn đạt chuẩ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Từ lâu, khả năng chống nước của nhựa đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Hơn nữa, khi so sánh với gỗ tự nhiên, nhựa giả gỗ hoàn toàn ưu việt hơn trong vấn đề chống mối mọt và chóng bị cong trong các điều kiện thười tiết cực đoan.
Chống cháy và cách nhiệt khá tốt
Cấu tạo của trần nhựa giả gỗ khá đặc biệt. Khi có tác động của nhiệt thì tấm trần nhựa giả gỗ sẽ tự co lại, khả năng bắt lửa cũng kém đi. Trần nhựa có chức năng chính là cách nhiệt, giảm lượng nhiệt tối đa từ trên mái nhà xuống dưới. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng tấm nhựa giả gỗ ốp trần cho không gian của bạn mà không cần bận tâm về hỏa hoạn
Thân thiện vơi môi trường và không bám bụi
Các tấm ốp trần giả gỗ được cấu tạo từ nhựa nguyên sinh. Do đó, nó khá thân thiện với môi trường. Ngoài ra, mùi đặc trưng của nhựa cũng bị mất đi trong quá trình xử lý nên nó không gây ra mùi khó chịu trong khi sử dụng.Ở lớp bề mặt, tấm trần nhựa đã được phủ một lớp UV để chống bám bụi.
Trọng lượng nhẹ, thuận lợi thi công lắp đặt
Đặc tính của nhựa là trọng lượng nhẹ. Do đó, các sản phẩm làm từ nhựa trong đó có cả các tầm trần nhựa đều không hề gây khó khăn trong quá trình vận chuyện hay khiêng vác. Nhờ có trọng lượng nhẹ, nên việc thi công, lắp đặt cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Thi công trần nhựa giả gỗ có những loại nào?
Theo các kiến trúc sư, hiện nay có 2 cách làm trần nhà đang được sử dụng rộng rãi nhất là trần chìm và trần thả.
Trần chìm
Đặc trưng cấu tạo của loại trần này là khung xương nằm ẩn bên trong các tấm trần nhựa. Trần chìm đặc biệt thích hợp với những khách hàng yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa, thi công trần chìm trên bề mặt phẳng giúp việc trang trí, sơn màu trở nên đơn giản hơn. Trần chìm được chia làm 2 loại chính:
Trần phẳng: Đặc điểm nhận biết là có bề mặt phẳng với bộ khung xương ẩn bên trong. Thi công loại trần này khá đơn giản và tiết kiệm chi phí bởi vì chúng thường không có hoạ tiết trang trí.
Trần giật cấp: Loại trần này sẽ tạo ra các khối hình cùng nhiều cấp khác nhau. Thi công và hoàn thiện laoij trần này sẽ khó khăn hơn so với trần phẳng, nhưng nó lại mang đến nhiều thiết kế sáng tạo, độc đáo và vô cùng bắt mắt.
Trần thả
Trần thả hay còn có tên gọi khác là trần nổi. Loại trần có kết cấu khung xương nổi ra ngoài. Ưu điểm lớn nhất của trần thả là giúp quá trình thi công nhanh gọn, đơn giản và đông thời khá tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ lại không được đánh giá cao. Do đó, nếu bạn đang xem xét mẫu trần thả, thì nên cân nhắc kỹ vấn đề này nhé.
Quy trình thi công trần nhựa giả gỗ
Thi công trần nhựa giả gỗ cần phải được thực hiện theo một quy trình tỉ mỉ để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Dưới đây là 7 bước thi công trần nhựa giả gỗ mà Kendesign muốn giới thiệu đến bạn. Bạn hãy tham khảo và làm theo nhé.
Bước 1: Xác định vị trí và độ cao của trần nhà.
Cần phải tiến hành xác định chính xác vị trí cần lắp, cũng như chiều cao không gian trước khi thực hiện thi công trần nhựa giả gỗ để phát huy tối đa những ưu điểm của trần nhựa. Khi trần nhựa có độ cao hợp lý, nó có có hiệu quả cách âm, cách nhiệt, chống ồn tốt nhất. Bạn có thể sử dụng máy laze hoặc ống divo để lấy số chiều cao của trần nhà chính xác hơn. Sau đó, nhớ dùng bút đánh dấu lại để xác định viền trần. Lưu ý đối với công trình lợp mái tôn hoặc mái fibro xi măng, khoảng cách được cho phép giữa đỉnh mái và trần tối thiểu là 1,5m.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Sau khi đã xác định vi trí của các thanh viền tường, bạn tiến hàng cố định chúng bằng búa đóng đinh hoặc khoan tay. Một điểm cần chú ý là khoảng cách lỗ đinh không quá 30cm. Để đảm bảo độ vững chắc lâu dài cho trần nhà, trong quá trình lắp ghép, khoảng cách giữa các xương khoảng 80cm đến 100cm là hợp lý nhất. Riêng đối với các xương ngang, cần khoảng cách 2 – 3m được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng.
Bước 3: Phân chia ô trần
Việc phân chia này có tác dụng giúp cân đối độ rộng của khung trần thả và các tấm ốp trần. Qúa trình thi công dễ dễ dàng hơn và tránh những sai sót về kích thước giữa các ô trần. Khoảng cách giữa các ô hợp lý nhất khoảng chừng 60 x 60cm và 61 x 61cm.
Bước 4: Xác định điểm treo ty trần
Ty treo trần còn đươc biết đến với một số tên gọi khác như ty ren, thanh ren, ty treo hay ty giằng. Về bản chất, nó là một thanh thẳng, dài từ 1 – 3m, được dùng với mục đích liên kết các kết cấu phụ và các kết cấu cố định khi thi công trần nhà. Khoảng cách giữa các điểm treo ty trên thanh chính là ≤ 120cm, trong khi đó, khoảng cách từ vách hoặc tường tới móc thanh chính đầu tiên ≤ 61cm.
Bước 5: Lắp đặt khung thanh chính và khung thanh phụ
Các thanh chính và thanh phụ của trần nhà sẽ liên kết với nhau một chặt chẽ chỉ bằng cách gắn đầu ngầm của thanh này với thanh kia. Khoảng cách giữa 2 thanh chính ≤ 122cm và giữa 2 thanh phụ ≤ 61cm là hợp lý nhất.
Bước 6: Căn chỉnh khung xương
Sau khi đã lắp xong cách thanh chính và phụ, bạn cần quan sát và cân đối lại để đảm bảo độ chắc chắn và tính thẩm mỹ. Nhớ điều chỉnh khung xương ngay ngắn, thẳng hàng. Ngoài ra, bạn nên xem xét liệu tăng-đơ đã khớp độ cao với khung trần chưa.
Bước 7: Thi công lắp đặt tấm trần nhựa giả gỗ
Sau khi đã hoàn tất cả những bước thi công trần nhựa giả gỗ được đề cập ở trên, lắp đặt là bước cuối cùng để hoàn thiện công trình trần nhà nhựa giả gỗ. Việc của bạn là chọn loại trần nhựa giả gỗ đúng với quy cách khung xương đã lắp đặt. Sau đó, tiến hành ghép những tấm trần nhựa vào khung xương. Bạn nên dùng dây thép hoặc đinh vít để cố định tấm trần nhựa. Chú ý, để đảm bảo độ chắc chắn và an toàn của trần nhà, bạn cần đặc biệt để ý hèm khóa liệu đã ăn khớp với nhau hay chưa?
Tóm lại, trần nhựa giả gỗ là một sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo cho không gian của bạn. Nó toát lên sự hiện đại, sang trọng, rất phù hợp với lối sống thành thị ngày nay. Bên cạnh đó, loại trần nhựa này còn giải quyết được vấn đề về chống ẩm, chống mốc, cách nhiệt vfa cực kỳ thân thiện với người dùng. Bạn còn chần chừ gì mà không xem xét ứng dụng nó trong không gian của bạn?
Ngoài ra, Kendesign còn chia sẻ cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về thi công và thiết kế. Bạn hãy ghé thăm website của mình thương xuyên để bổ sung thêm những xu hướng mới nhất về thi công nhà cửa, nhà hàng và khách sạn nhé.