Tại Việt Nam, Frappuccino chưa thực sự phổ biến khi so sánh với các loại cà phê khác như cà phê đen đá, cà phê Moka hay Cappiccino. Tuy nhiên, Frappuccino luôn đủ sức chinh phục các thực khách khó tính bằng chính hương vị mới mẻ của nó. Bạn đã biết công thức pha chế cho loại đồ uống này chưa?  Hãy theo chân Kendesign tìm hiểu công thức pha chế Frappuccino để mang đến trải nghiệm mới lạ cho khách hàng của mình.

Frappuccino là gì?

Frappuccino là dòng cà phê đá xay đến từ Starbucks – thương hiệu cà phê nổi tiếng trên toàn thế giới. Có thể coi đây là công thức pha chế độc đáo và mang đến cảm giác thú vị cho những khách hàng đã nhàm chán với mùi vị của cà phê truyền thống. Về cơ bản, thành phần chính của nó là cà phê Espresso được kết hợp xay nhuyễn cùng với đá, kem và sữa tươi. Hiện nay, Frappuccino cũng đang được bày bán dưới dạng cà phê đóng chai tại máy máy bán nước tự động và các cửa hàng tiện lợi.

Những sự thật thú vị về Frappuccino

Starbucks không phải là đơn vị đầu tiên nắm giữ bản quyền công thức pha chế Frappuccino

Thức uống độc đáo này ban đầu có xuất xứ từ Broston – Mỹ, và được sở hữu bởi một thương hiệu cà phê nhỏ mang tên The Coffee Conection. Công thức đầu tiên của Frappuchino chỉ là đơn giản là dùng cà phê kết hợp với đá xay nhằm phục vụ mục đích giải khát của con người. Với sự phỏng đoán nhanh nhạy về tiềm năng phát triển của loại đồ uống này trong tương lai, Starbucks đã quyết định thu mua The Coffee Conection vào năm 1994. Qua bàn tay của các chuyên gia pha chế của Starbucks, Frappuchino đã mang trong mình diện mạo hoàn toàn mới, thơm ngon hơn, bắt mắt hơn, và hấp dẫn lòng người hơn. Sự đổi mới của Starbucks đối với dòng cà phê này đã mang đến một nguồn năng lượng mới đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng về đồ uống. 

Frappucccino được pha chế theo hai phiên bản Coffee-based và Cream-based

Khi pha chế theo phiên bản thứ nhất Coffee-based, Frappuccino sẽ chứa cà phê như một nguyên liệu chính. Phiên này sẽ hướng đến đối tượng khách hàng là những người yêu thích cà phê và vị đăng đắng của cà phê. Một số loại cà phê Frappuccino được yêu thích nằm trong phiên bản này là Frappuccino Caramel, Java Chip Frappuccino, Mocha Cookie Crumble, Caffe Vanilla Frappuccino,….

Đối với phiên bản thứ hai, Cream-based, Frappuccino sẽ không chứa cà phê như là nguyên liệu chính. Ở đây, cà phê sẽ được thay thế bằng những hương vị mới như Matcha, Strawberry, Vanilla,…Phiên này này thích hợp cho những thực khách không uống được vị đắng của cà phê. . Một số loại Frappuccino tiêu biểu thuộc nhóm này phải kể đến là Strawberry Crème Frappuccino, Chai Crème Frappuccino, Matcha Crème Frappuccino, Vanilla Bean Frappuccino,….

Frappuccino và Cappuccino là hai loại đồ uống khác nhau

Sự khác biệt lớn nhất của hai loại thức uống này là công thức pha chế của chúng. Frappuccino được pha chế bằng cách sử dụng nhiều hương vị khác nhau như Vanilla, matcha, việt quất,.. đem xay nhuyễn với sữa, kem và đá viên. Trong khi đó, Cappuccino chỉ đơn giản là sự pha trộn giữa cà phê Espresso, sữa nóng và bọt sữa theo tỷ lệ 1:1:1. Đây là phong cách pha chế đặc trung của Ý.

Công thức pha chế Frappuccino

Chuẩn bị nguyên liệu

Phần cà phê

Cà phê Espresso đậm đặc: 60ml

Sữa tươi có đường: 100ml

Nước đường: 30 ml

1 ly đá

Phần sốt caramel

Whipping cream – kem sữa tươi: 150 ml

Bột vali: 1 thìa cà phê

Bơ lạt: 45 gram

Muối: ½ thìa cà phê

Đường cát trắng: 200 gram

Dụng cụ pha chế: Máy pha cà phê, máy xay sinh tố có thể xay đá

Cách pha chế Frappuccino

Bước 1: Pha chế sốt caramel 

Thực hiện đun 200gr đường cát trắng với một chút nước để tạo ra caramel. Một lưu ý là, bạn phải điều chỉnh lửa ở mức vừa phải và liên tục khuấy đều hỗn hợp để tan đường và tránh sốt không có vị đắng. Nếu bạn để lửa to quá thì sốt caramel sẽ rất dễ vị cháy khét. Khuấy đều đến khi hỗn hợp chuyển sang màu nâu cánh gián và tắt bếp.

Bước 2: Cho bơ lạt vào nước sốt đồng thời khuấy đều để bơ và nước sốt hòa tan với nhau. Tiếp theo, bạn từ từ đổ thêm whipping cream và bột vali vào hỗn hợp vừa tạo được. Tiếp tục khuấy đều để cho tất cả các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau và tạo ra một màu đồng nhất. Bạn nên bỏ thêm một chút muối bởi vì muối có tác dụng làm cho caramel đậm đfa hơn rất nhiều.

Bước 3: Lần lượt đổ các nguyên liệu bao gồm đá viên, cà phê Espresso, sữa tươi có đường vào máy xay sinh tố. Bạn có thể tùy chỉnh thời gian hỗn hợp của máy để đảo bảo tạo ra một hỗn hợp sánh, mịn hoàn toàn.

Bước 4: Chuẩn bị một chiếc ly thủy tinh để đựng hỗn hợp cà phê. Bạn hãy từ từ đổ hỗn hợp vào ly (lưu ý không đổ tràn miệng ly). Trang trí ly cà phê bằng cách phủ một lớp kem tươi và một lớp sốt caramel để tạo sức hấp dẫn cho ly đồ uống của bạn. Ngoài ra, để tăng hương vị cho ly Frappuccino, bạn cũng có thể tùy ý cho thêm bột cacao hoặc bất cứ loại trái cây nào mà bạn yêu thích.

Kendesign đã hưỡng dẫn bạn pha chế Frappuccino theo công thức đơn giản, dễ làm những cũng rất thơm ngon, hấp dẫn. Bên cạnh công thức pha cà phê Frappuccino, website chúng tôi còn mách bạn nhiều công thức đồ uống ngon mà có thể bạn chưa biết tới. Hãy ghé thăm website chúng tôi thường xuyên và chắc chắn bạn sẽ tìm kiếm được nhiều điều thú vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.