Hiện nay, thi công trần nhà đã có nhiều đổi mới tân tiến hơn so với trước kia. Các loại trần nhà ngày nay đa dạng về thiết kế, trang trí và cả vật liệu để mang đến không giạn thời thượng, sang chảnh. Hôm nay, hãy cùng Kendesign điểm danh 5 loại trần nhà đang hot nhất hiện nay nhé.
Trần nhà thạch cao
Đây là loại trần phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể gặp loại trần nhà này ở bất kỳ không gian nào từ nhà hàng, khách sạn, và cả nhà ở. Ưu điểm lớn nhất của trần nhà thạch cao là dễ thi công, dễ tạo hình, nhẹ và đặc biệt không hề gây hại cho sức khỏe con người. Một lí do khác lí giải cho sự phổ biến của loại trần này chính là chi phí thấp hơn so với các loại trần nhà khác nhưng độ bền lại rất cao. Chính vì những lí do đó nên trần nhà thạch cao được ứng dụng rộng rãi từ thiết ké nhà ở cho tới thiết kế văn phòng, nhà hàng, khách sạn, siêu thi,…
Hiểu một cách đơn giản thì trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao. Các tấm này được gắn cố định bởi một hệ khung vững chắc để tạo sự liên kết với kết cấu chính (sàn, dầm…) của tầng trên. Về bản chất, trần thạch cao còn được gọi là trần giả, một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ.
Trần nhà tạch cao được chia thành 2 loại: trần nổi và trần chìm
Trần thạch cao nổi (trần thả)
Trần thạch cao nổi còn được biết đến với tên gọi khác là trần thả. Loại trần này được thiết kế một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Lí do gọi nó là trần thả vì đơn giản loại trần này được thi công bằng cách thả các tấm thạch cao từ trên xuống.
Chính vì hệ thống khung lộ, nên việc kết dính các tấm thạch cao dễ dàng hơn khi so với thi công trần chìm. Đôi khi xà và dầm ngang có thể được tận dụng để làm khung ghép tấm thạch cao.
Với những ưu thế về thời gian khi lắp đặt nhanh, dễ bảo trì, linh hoạt trong sửa chữa hệ thống điện, loại trần này được các chuyên gia đánh giá cao. Vây nên nó là loại trần nhà phổ biến trong thiết kế thi công nhà ở, rạp chiếu phim, phòng hát karaoke….
Trần thạch cao chìm
Ngược lại với trần thạch cao nổi, thì trần thạch cao chìm là loại trần có khung được giấu ẩn bên trong tấm thạch cao. Để làm được loại trần này thì cần có các tấm thạch cao và khung xương. Bạn nên chọn những khung làm từ nhôm kẽm hình chữ U là tốt nhất, bắt vít gắn kết với nhau. Khung xương được sử dụng để treo các tấm thạch cao.
Người ta sử dụng trần thạch cao chìm để che đi phần dầm, xà của trần. Việc này sẽ giúp tạo tính thẩm mỹ cho không gian nhà của bạn. Nhìn chung, đây là phương pháp làm khá sáng tạo trong thiết kế, thi công của kiến trúc.
Một lưu ý khi thi công trần thạch cao chìm là loại trần này cần cần đến một hệ thống khung trần riêng biệt nhằm thuận lợi cho việc kết hợp với đèn trang trí, các họa tiết hoa văn…. Ngoài ra, các chi tiết nối phải được đo và cố định một cách chuẩn xác nhất có thể để tránh trường hợp trần xuất hiện những vết hở.
Thông thường, các mẫu trần chìm được đánh giá cao về thẩm mỹ, phù hợp với không gian sống hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó, trần chìm còn rất đa dạng, phong phú về mẫu mã như trần chìm 1 màu, trần chìm kẻ sọc dọc, hay trần vòm cổ điển.
Trần nhà bằng gỗ
Khi nhắc đến trần gỗ, mọi người thường nghĩ ngay đến loại trần thể hiện nội thất cao cấp. Sở dĩ trần gỗ được yêu thích vì nó toát lên sự sang trọng, hiện đại và vô cùng độc đáo cho căn nhà. Không giống với trần thach cao phải sử dụng sơn để trang trí, trần gỗ được in khắc trực tiếp hoa văn vô cùng bắt mắt.
Trước kia, chất liệu chủ yếu sử dụng trong gia công chế tác thường là gỗ tự nhiên như gỗ Pơ mu, gỗ lim, gỗ giáng hương, gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ thông,… Nhưng ngày nay, số lượng gỗ tự nhiên không còn nhiều, nên người ta thường dùng trần nhựa hoặc trần công nghiệp thay thế để tiết kiệm chi phí.
Trần gỗ thích hợp với những vùng có khí hậu mát hoạc lạnh giá thường xuyên. Trần gỗ không ưa khí hậu nóng, ẩm bởi vì nó rất dễ bị cong, vênh do sức nóng kéo dài. Bạn vẫn có thể sử dụng trần gỗ tại những nơi có thời tiết nắng nóng nhưng mà phải điều hòa không khí để cân bằng và tránh hư hỏng.
Một số lưu ý khi chọn trần gỗ
Gỗ thường có màu nâu hoặc màu vàng với nhiều tông đậm, nhạt khác nhau theo từng loại. Bởi vậy, bạn cần cực kỳ lưu ý khi chọn loại gỗ và màu gỗ để làm trần sao cho phù hợp với không gian nhà và đồ nội thất.
Trần có độ trung bình từ 8 đến 12mm là hợp lý nhất. Ngoài ra, do gỗ có trọng lượng khá năng nên việc xử lý trụ nhà cần phải đặc biệt lưu ý, Móng nhà và trần nguyên thủy ở độ đảm bảo nhất có thể để tăng khả năng chịu lực khi ghép trần gỗ vào.
Trần thả nhựa
Trần nhựa được làm từ những tấm trần thả nhựa. Bạn thường bắt gặp loại trần trần này trong thiết kế thi công nhà cửa, văn phòng. Loại trần này cũng có một phần khung xương bị lỗ bên ngoài. Kích thước phổ biến của tấm nhựa để làm trần là 600×600.
Tấm trần nhựa thả thường được làm từ nhựa tổng hợp, hoặc PVC. Nhựa PVC phù hợp với những căn nhà cao tầng. Loại nhựa này cũng là một sự lựa chọn không tồi bởi vì nó mang đến giá trị thẩm mỹ cao và đồng thời giảm hiện tượng ngưng đong nước và ẩm mốc do có khả năng chống nước cao.
Nhìn chung, trần nhựa có cấu trúc khá nhẹ. Tính năng nổi bật nhất của loại trần này là khả năng chống nước tốt, rất khó thấm nước. Tuy nhiên, do có trọng lượng nhẹ, nên mọi người cần phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng chúng tại những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Chỉ cần gặp những cơn gió giật mạnh, là trần nhà có thể dễ bị bay.
Tuy nhiên, trần nhựa cũng có một số nhược điểm và đôi khi không tốt cho sức khỏe con người. Trong nhựa pvc có chứ một loại khí độc – khí CLO. Với trần nhựa làm bằng PVC, khi sử dụng trong thời gian quá lâu, khí Clo có thể phân hủy và hòa lẫn vào không khí gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Trần nhà tôn lạnh
Trần nhà bằng tôn lạnh cũng là một trong những dòng sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong các công trình thi công. Thông thường, loại trần này được sử dụng cho cho trần nhà dân dụng, văn phòng công ty, hoặc các tòa nhà cao ốc.
Nguyên liệu chính của tôn lạnh là thép nền với mạ kẽm và hợp kim nhôm kẽm phủ màu chất lượng. Tôn lạnh có khả năng chống nóng không kém gì ngói đồng thời giá thành của chúng cũng rẻ hơn rất nhiều.
Trần tôn lạnh được tạo nên từ thép nền với mạ hợp kim nhôm kẽm. Loại trần này là giải pháp tối ưu cho vấn đề tiết kiệm ngân sách. So những những loại trần đã kể ở trên, trần tôn lạnh có chi phí thấp hơn nhưng cũng mnag nhiều ưu điểm vượt trội.
Ưu điểm:
- Có độ bền và tuổi thọ cao.
- Trần tôn lạnh có trọng tải nhẹ nên dễ dàng trong việc thi công và vận chuyển.
- Nó phù hợp với những ngôi nhà có nền đất yếu.
- Trần tôn lạnh được mạ nhôm kẽm chống gỉ sét cao, có nhiều màu sắc, mẫu mã đáp ứng đầy đủ tính thấm mỹ và kiến trúc công trình.
- Khả năng kháng nhiệt, chống cháy, chống mối mọt tốt.
- Trần tôn lạnh có giá thành khá hợp lý giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với nhiều loại trần khác.
Một công dụng ấn tượng nhất của trần tôn lạnh đó là khả năng chống nóng của nó. Bởi vậy, loại trần này cực kỳ phù hợp với kiểu khí hậu nóng ẩm nhiệt đới như ở Việt Nam.
Trần nhà nhôm
Với bản chất là vật liệu truyền nhiệt gián tiếp kém, do đó nhôm có khả năng làm mát khá tốt. Chính vì lý do đó mà trần nhà nhôm thường được sử dụng cho những khu vực có khí hậu nóng quanh năm. Trần nhà nhôm mứi xuất hiện cách đây 15 năm, nhưng hiện nay nó là loại vật liệu sử dụng khá phổ biến cho thi công công trình.
Ưu điểm lớn nhất của trần nhà nhôm là nó giúp làm giảm bớt sức nóng của không khí, đặc biệt là những hôm có nền nhiệt cao và kéo dài. Sử dụng loại trần này sẽ giúp bạn có không gian mát mẻ và thoáng đãng. Bên cạnh đó, trần nhôm hoàn toàn không chứa các chất gây độc hại, nên không phải con người không phải quá lo ngại khi tiếp xúc thường xuyên. Khả năng cách nhiệt, cách âm của nó cũng được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, loại trần này lại khá hạn chế về mẫu mã và kiểu dáng. Hơn nữa, khi so sánh với các loại trần khác như trần thạch cao, trần gỗ hay trần nhựa thì trần nhôm khó trang trí hơn rất nhiều. Vì vậy, trần nhôm có lẽ không phù hợp với những người coi trọng tính thẩm mỹ cao.
Nhìn chung, mỗi loại trần đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trước khi quyết định thi công loại trần nào, bạn nên xem xét kỹ các yếu tố về đặc điểm kỹ thuật và mục đích sử dụng để lựa chọn được loại trần phù hợp với không gian của bạn nhất.
Kendesign hi vọng rằng, sau những chia sẻ về những loại trần nhà phổ biến nhất hiện nay, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và dễ dàng hơn trong việc quyết định loại trần nào để thi công.