Việc xây dựng cơ cấu sơ đồ tổ chức nhà hàng trong kinh doanh là điều vô cùng quan trọng, nếu bạn muốn hướng một nhà hàng có chỗ đứng trong ngành Nhà hàng-Khách sạn hiện nay. Hầu hết các mô hình nhà hàng hoạt động riêng lẻ ngoài nhà hàng trong khách sạn thì còn tồn tại những hạn chế, về hoạt động, dịch vụ chưa được tổ chức chuyên nghiệp, cũng như chưa khai thác thác được khả năng tối đa hiệu suất, dẫn đến chưa đạt hiệu quả doanh thu như mong muốn. Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sơ đồ tổ chức nhà hàng và những bộ phận không thể thiếu trong bộ máy tổ chức của mỗi nhà hàng.
Sơ đồ tổ chức cơ cấu nhà hàng là gì?
Hiện nay, kinh doanh nhà hàng đang ngày càng chứng tỏ được tiềm năng phát triển vô cùng to lớn với sự tăng trưởng ngày một lớn của ngành Du lịch và Ẩm thực. Bởi thế rất nhiều những nhà hàng cũng “mọc lên” khiến các đơn vị phải cạnh tranh ngày càng “khốc liệt” hơn. Để phát triển mạnh mẽ và lâu dài, thì nhà hàng của bạn phải có sơ đồ tổ chức cơ cấu cụ thể chi tiết, rõ ràng với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Sơ đồ tổ chức nhà hàng là hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh nhà hàng, được thiết lập rõ ràng với những bộ phận, nhiệm vụ từ cấp trên cho đến các cấp dưới. Các bộ phận được tổ chức thiết lập trong hệ thống sơ đồ có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau, không thể lược bỏ hay thiếu bất kỳ một bộ phận nào. Vì khi đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như chất lượng của toàn bộ hoạt động nhà hàng.
Các loại sơ đồ tổ chức nhà hàng
Đi cùng với sự phát triển ngày một lớn mạnh của ngành khách sạn nhà hàng, việc lựa chọn xây dựng bộ máy sơ đồ tổ chức là một điều vô cùng cần thiết. Đồng thời các sơ đồ cơ cấu tổ chức cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp hướng tới. Dưới đây là 3 loại sơ đồ cơ cấu tổ chức phổ biến rất nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư lựa chọn để kinh doanh nhà hàng.
1. Sơ đồ tổ chức Nhà hàng trực tuyến
Đây là một cơ cấu tổ chức cổ điển, xuất hiện sớm nhất, sơ đồ nhà hàng trực tuyến thường được áp dụng cho các mô hình kinh doanh nhà hàng nhỏ lẻ. Tất cả các bộ phận trong loại hình tổ chức này, sẽ làm việc trực tiếp với người sở hữu đứng đầu nhà hàng đó là giám đốc, quản lý nhà hàng. Với việc sử dụng hình thức tổ chức này sẽ giúp các nhà hàng tiết kiệm được chi phí quản lý. Đồng thời người đứng đầu sẽ nắm được toàn bộ những hoạt động của nhà hàng tạo nên sự liền mạch trong cách quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh đó loại sơ đồ cơ cấu này cũng có những điểm hạn chế, đôi khi nó sẽ không phát huy được hết được tiền năng của nhân viên cũng như thúc đẩy linh hoạt sáng tạo của bộ phận cấp dưới.
2. Sơ đồ tổ chức Nhà hàng theo chức năng
Sơ đồ tổ chức Nhà hàng theo chức năng là loại hình thích hợp nếu nhà hàng của bạn có quy mô vừa hoặc đang trong quá trình cải thiện phát triển. Bời với khối lượng công việc nhiều hơn, loại sơ đồ này sẽ phân chia các bộ phận rõ ràng và cụ thể dưới sự giám sát của người quản lý của bộ phận. Điều khác biệt lớn nhất giữa sơ đồ theo chức năng và loại sơ đồ trực tuyến đó là có một bộ phận quản lý đóng vai trò kết nối giữa người đứng đầu là Giám đốc nhà hàng với đội ngũ các nhân viên.
Áp dụng hình thức này trong mô hình kinh doanh nhà hàng sẽ đem lại hiệu quả tối đa cho bộ phận quản lý cũng như sự sáng tạo của họ. Đội ngũ nhân viên từ đó cũng được hoạt động phát triển theo cách chuyên môn hóa. Nhưng để đem lại sự hiệu quả khi sử dụng mô hình này thì đòi hỏi đội ngũ quản lý nhân viên phải có chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm trong nghề nhằm giải quyết ổn thỏa các vấn đề phát sinh tạo nên quy trình chuẩn cho quá trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
3. Sơ đồ tổ chức Nhà hàng trực tuyến chức năng
Nhà hàng trực tuyến chức năng là loại hình được kết hợp và điều chỉnh từ cả hai loại hình trước đó. Mô hình này được thiết kế dành cho các nhà hàng lớn trong việc tổ chức hoạt động vì thế cần có sự phối hợp giữa các bộ phận khác với nhau. Sơ đồ này sẽ chia các bộ phận tương ứng với những lĩnh vực khác nhau như bộ phận Vận hành, Hậu sảnh,.. sẽ được quản lý bởi một người Giám đốc riêng bộ phận đó hoặc chức vụ quản lý được bổ nhiệm dưới quyền của Tổng giám đốc nhà hàng.
Hình thức tổ chức hoạt động này giúp tăng khả năng kết nối giữa các bộ phận trong toàn bộ hệ thống các nhà hàng lớn. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra động lực phát triển cho nhân viên, nhằm tăng khả năng thích ứng, giải quyết các yếu tố khác quan cũng như chủ quan, điều vô cùng quan trọng trong ngành dịch vụ.
Tuy nhiên những mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ các bộ phận chức năng là điều không thể tránh khỏi. Cùng với rất nhiều bộ phận thì một số quy trình làm việc sẽ bị kéo dài bởi phải qua nhiều bước với các chức vụ xác nhận, về vấn đề quản lý cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Các bộ phận trong sơ đồ tổ chức nhà hàng
Tùy thuộc vào cơ cấu mục đích, kinh phí mỗi nhà hàng mà sẽ quyết định bổ nhiệm các bộ phận trong sơ đồ tổ chức nhà hàng sao cho phù hợp. Những bộ phận thường thấy không thể thiếu trong sơ đồ tổ chức nhà hàng đó là:
Giám đốc và quản lý nhà hàng
Đối với mỗi tổ chức thì đều phải có người đứng đầu và Ban Giám đốc trong sơ đồ tổ chức nhà hàng thì là người điều hành, nắm bắt, giám sát, là người có quyền quyết định cuối cùng. Với các vấn đề quan trọng của nhà hàng như dự án chiến lược, kế hoạch, định hướng mục tiêu phát triển của nhà hàng. Bên cạnh đó nếu có những vấn đề đột xuất phát sinh có chất nghiêm trọng cao thì cần phải có sự đồng ý của ban giám đốc ở đây được hiểu chủ của nhà hàng.
Đồng thời với những mô hình kinh doanh vừa và lớn, thì dưới Giám đốc hoặc chủ nhà hàng sẽ có thêm bộ phận quản lý, là những người trợ lý đắc lực cho người đứng đầu, nhằm phân chia nhiệm vụ của từng hạng mục công việc cụ thể đến từng cấp quản lý nhân viên. Quản lý sẽ là người có trách nhiệm giám sát, theo dõi để báo cáo lại nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Bộ phận Phục vụ nhà hàng
Bộ phận phục vụ nhà hàng bao gồm đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp tại bàn hay lễ tân, quầy pha chế là đội ngũ cung cấp dịch vụ trực tiếp cho thực khách trong quá trình thưởng thức bữa ăn. Thái độ phục vụ trong ngành dịch vụ một trong những điều quan trọng nhất chính ảnh hưởng đến quyết định khách hàng có muốn tiếp tục ghé nhà hàng của bạn vào lần tới không.
Bộ phận này sẽ là người chuẩn bị bạn ăn, các tiện ích dụng cụ trước, khách hàng đặt chỗ trước đảm bảo nắm roc các thông tin đầy đủ trước khi tiếp đón khách hàng. Khi khách hàng đến họ sẽ phải tiếp đón, hướng dẫn cũng như giới thiệu về thức uống đồ ăn nổi bật mà nhà hàng cung cấp.
Bộ Phận Nhà bếp
Mở một nhà hàng thì chất lượng món ăn, đều có đặc trưng riêng về hương vị, để có được điều đó thì đòi hỏi đội ngũ các đầu bếp theo chuyên môn riêng biệt. Bên cạnh việc sơ chế, chế biến các món ăn thì nhân viên bếp còn phải chịu trách nhiệm trong việc bảo quản, kiểm tra thống kế và lên danh sách để nhập hàng để phù hợp tiến độ. Đồng thòi Bếp trưởng (người đứng đầu khu bếp) sẽ cùng phối hợp với Quản lý của Nhà hàng để đưa ra những ý tưởng để thiết kế tạo nên các món ăn cho thực đơn.
Bộ phận kinh doanh
Để nhà phát triển kinh doanh nhà hàng thì bộ phận kinh doanh đóng vai trò quan trọng để tiếp cận đối tượng khách hàng. Đối với những nhà hàng lớn nhiều đối thủ cạnh tranh bộ phận kinh doanh có vai trò thu thập thập thông tin dữ liệu thị trường, lên kế hoạch quảng bá, thu hút giới thiệu, những chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng. Cũng như xác định được những đối tượng khách hàng tiềm năng hướng đến để duy trì và chăm sóc.
Bộ phận tài chính
Nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được hoạt động tốt, thì bộ phận Tài chính -Kế toán sẽ là những người sẽ cân đối đảm bảo cân bằng các vấn đề tài chính. Bên cạnh đó ở một số nhà hàng thì bộ phận này cũng có trách nhiệm về việc mua bán những dụng cụ nguyên vật liệu sao cho có một mức giá tốt nhất.
Bộ phận tạp vụ
Với loại hình phục vụ dịch vụ ăn uống thì việc đảm bảo khu vực luôn được sạch sẽ là yếu tố cốt lõi. Hiện nay ở các nhà hàng lớn, bộ phận tạp vụ thường được phân chia thành 2 khối nhỏ là nhân viên tạp vụ bếp nhằm hỗ trợ trong việc lau dọn, giữ vệ sinh dụng cụ ở các đầu bếp, khu vực trong bếp và nhân viên giữ vệ sinh các khu vực công cộng dành cho khách.
Để có một nhà hàng kinh doanh hoạt động và vận hành hiệu quả tốt thì sơ đồ tổ chức nhà hàng là thứ không thể thiếu. Tuy nhiên chủ nhà hàng nên cân nhắc về cơ cấu của cửa hàng mình từ đó lựa chọn sơ đồ tổ chức phù hợp, để các bộ phận với nhau đem lại hiệu quả cho nhà hàng.