Mô hình nhà hàng Nhật Bản vốn nổi tiếng thế giới về lối kiến trúc đặc biệt của nó. Đi theo lối đơn giản, không cầu kỳ phức tạp nhưng những thiết kế nhà hàng phong cách Nhật Bản vẫn đem lại sự hài hòa về mặt thẩm mỹ cũng như thể hiện được bản sắc văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Vậy có những phong cách nào được ưa chuộng để thiết kế nhà hàng Nhật Bản? Cùng KenDesign tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Thiết kế nhà hàng phong cách Nhật Bản truyền thống
Một phong cách có lẽ đã không còn xa lạ gì với những khách hàng Việt Nam đó chính là phong cách truyền thống. Đây cũng là những sự lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà hàng Nhật Bản cao cấp bởi sự thẩm mỹ cũng như vẻ tinh tế của nó.
Xem thêm: Ẩm thực Tam Dương – ý tưởng thiết kế nhà hàng phong cách Nhật Bản độc đáo
Phong cách này thường được thấy tại những nhà hàng cao cấp, có mặt bằng diện tích lớn. Với lối thiết kế này, ngoại thất nhà hàng thường được thiết kế phỏng theo những ngôi nhà truyền thống tại Nhật. Sân vườn (nếu có) được thiết kế theo phong cách Zen garden cũng sẽ mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Điều này mang đến một nét văn hóa Nhật Bản vô cùng rõ nét trong không gian nhà hàng.
Với nội thất nhà hàng Nhật Bản cần một không gian thông thoáng, không cần quá cầu kỳ mà vẫn có sự tự nhiên, gần gũi. Chất liệu gỗ sẽ là chất liệu chủ đạo trong phong cách này. Vì người Nhật vốn ưa chuộng những không gian riêng tư chính vì thế nội thất có thể chia ra những khu vực ăn uống chung và nhiều phòng riêng. Với khu vực chung, ngoài bàn ghế với lối thiết kế cổ kính, những chi tiết décor cũng nên mang cảm giác xưa cũ như thư pháp, kimono, tranh thủy mặc,… Với những phòng riêng cần đem lại một không gian riêng tư, thoải mái nhưng toát lên sự sang trọng. Đặc biệt với những vách ngăn phân chia không gian nên lựa chọn các vách ngăn soji – vách ngăn truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản. Và quan trọng hơn với phong cách này, nhà hàng nên sử dụng những bàn ghế ngồi bệt để đúng với lối ăn uống hay thưởng trà của người Nhật thời xưa.
Thiết kế nhà hàng Nhật Bản phong cách hiện đại
Với phong cách hiện đại thì khi thiết kế nhà hàng Nhật Bản cần đi theo những tiêu chuẩn đặc biệt về kiến trúc. Đầu tiên, thiết kế tổng thể nhà hàng phải gọn gàng, sắp xếp sao cho khoa học, không có chi tiết thừa. Những chi tiết nội thất góc cạnh, vuông vắn sẽ là lựa chọn phù hợp cho phong cách này. Ngoài ra lối thiết kế với kiểu nhà hàng Nhật Bản nên đi theo phong cách đơn giản, không rườm rà.
Chất liệu được ưa chuộng trong phong cách này nói riêng và những phong cách Nhật Bản khác nói chung đó chính là những chất liệu tự nhiên, đặc biệt là chất liệu gỗ. Nguyên do bởi từ xưa người Nhật vốn đã có lối sống gần gũi với thiên nhiên. Cũng chính vì điều này nhà hàng nên tận dụng tối đa ánh sáng bên ngoài để mang lại một không gian tươi sáng và đầy sức sống – một điểm nổi bật trong kiến trúc Nhật. Những màu tươi sáng, nhẹ nhàng nên được chọn làm màu chủ đạo để tạo sự hòa hợp trong nội thất. Bàn ghế với thiết kế đơn giản sẽ là lựa chọn thích hợp, đặc biệt thiết kế quầy bar với bàn ghế cao sẽ tạo điểm nhấn cho không gian nhà hàng. Ngoài ra nhà hàng cũng có thể sử dụng những chi tiết décor mang nét văn hóa Nhật như bình gốm, kệ tủ trang trí, vách ngăn,…
Thiết kế nhà hàng Nhật Bản phong cách Wabi Sabi
Đây có vẻ là một cái tên xa lạ tuy nhiên phong cách thiết kế nhà hàng Nhật Bản này cũng khá được ưa chuộng, đặc biệt phù hợp với những nhà hàng có diện tích nhỏ xinh. Wabi Sabi từ cái tên đã mang đậm nét văn hóa xứ sở hoa anh đào, có thể thấy từ kiến trúc cho đến cách bài trí. Kiến trúc Wabi Sabi được kết hợp từ 2 điểm: tối giản (wabi) và vẻ đẹp của thời gian (sabi). Phong cách Wabi Sabi mang đến cho không gian nội thất một vẻ đẹp tĩnh lặng, mộc mạc và đậm chất tự nhiên của đất nước mặt trời mọc.
Với lối thiết kế này, nhà hàng hướng tới một không giản tối giản nhất có thể, khước từ những sự tô vẽ, bày biện. Với Wabi Sabi, vẻ đẹp lại đến từ những thứ thô sơ, không hoàn hảo, những vết xước, những sự dở dang đi qua thời gian. Chính vì thế nội thất nhà hàng nên bài trí theo lối đơn giản với hình dáng nguyên bản, sao cho gần gũi với tự nhiên. Tuy nhiên cùng với đó vẫn cần sự tiện nghi, khoa học xuyên suốt mọi lối kiến trúc Nhật Bản. Màu sắc và ánh sáng sử dụng nên mang gam màu nhẹ nhàng, êm đềm mang lại sự thư thái, bình an. Chất liệu chủ đạo thường là những chất liệu thô sơ, gần gũi với tự nhiên như gỗ, đá, kim loại, đất sét,… Ngoài ra, bàn ghế của nhà hàng cũng nên lựa chọn những kiểu dáng đơn giản, không qua rườm rà, tô vẽ.
Xem thêm: Ấn tượng với phong cách Wabi Sabi trong thiết kế nhà hàng sushi IKEDA
Thiết kế nhà hàng Nhật Bản Teppanyaki
Khác với các phong cách KenDesign đã kể ở trên thì Teppanyaki là tên của một phong cách ẩm thực trình diễn đến từ Nhật Bản. Trong đó, các đầu bếp chuyên nghiệp sẽ biểu diễn quá trình nấu nướng cùng những kỹ năng điêu luyện ngay trước mặt các thực khách. Do đó việc thiết kế các bàn ăn của khách kết hợp bếp của nhà hàng Teppanyaki cần được chú trọng đặc biệt để đảm bảo sự an toàn cho khách hàng cũng như sự thuận tiện khi nấu nướng cho đầu bếp.
Với nhà hàng Teppanyaki thì nhà hàng có thể lựa chọn nhiều phong cách thiết kế khác nhau, tuy nhiên lối thiết kế hiện đại, cao cấp và sang trọng, thường được ưa chuộng nhất. Điều quan trọng trong nhà hàng này đó chính là thiết kế bàn ăn kết hợp bếp nấu nướng. Những tiêu chuẩn khắt khe được đề ra, trong đó thì bếp đồng thời cũng là “sàn diễn” cần làm bằng inox dài 1,4 đến 1,8m, có chiều rộng 1m, cao 0,9m và kèm với van điều chỉnh nhiệt. Xung quanh bếp là bàn ngồi ăn của khách, thường là 3 mặt ngoài của bếp. Bàn ăn của khách hàng nên dùng loại đá cao cấp có thể chịu nhiệt để tránh nhiệt độ quá nóng từ phía bếp. Ngòai ra mỗi bàn cũng nên trang bị máy hút mùi để tránh việc ám khói và mùi thức ăn vào người thực khách.
Trên đây là những phong cách phổ biến nhất khi thiết kế nhà hàng Nhật Bản mà KenDesign muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn muốn sở hữu cho mình một nhà hàng với lối thiết kế không chỉ khoa học mà còn có tính thẩm mỹ cao, hãy để KenDesign là người bạn đồng hành cùng bạn trong quá trình thiết kế cũng như thi công công trình.
Xem thêm các thiết kế của KenDesign tại đây.
Xem thêm: Những lưu ý khi thiết kế nhà hàng phong cách Nhật Bản